Bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Ngày đăng : 16-08-2018 - Lượt xem :100

     Khi đối diện với kết quả thăm khám dương tính với giang mai, hầu hết các trường hợp bệnh nhân sẽ đặt ra câu hỏi bệnh giang mai có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Bài viết phân tích những nguy cơ gặp phải đối với người bệnh được đề cập dưới đây là lời giải đáp cho vấn đề này.

 

 

Một số điều cần biết về bệnh giang mai

 

     Sau khi bị lây nhiễm xoắn khuẩn và kéo dài thời gian ủ bệnh khoảng 3 tuần thì cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên đó là những vết loét nhỏ ở vùng kín. Những vết loét này được gọi là săng giang mai. Dấu hiệu săng giang mai xuất hiện và có thể tự biến mất trong vài tuần sau đó nhưng không có nghĩa là đã khỏi bệnh, thay vào đó bệnh đang có những biến chuyển phức tạp hơn.

 

Xoắn khuẩn giang mai

 

     Bước sang thời kỳ 2, xoắn khuẩn giang mai đã bắt đầu xâm nhập vào máu và phát sinh nhiều dấu hiệu bất thường khác như hạch lan tỏa toàn thân, thường không có cảm giác đau đớn.

 

    Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, rụng tóc và đau nhức cơ bắp. Nếu bệnh giang mai không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng phát triển sang các giai đoạn nặng nề hơn, làm xuất hiện các tổn thương về thần kinh, tê liệt, thậm chí tử vong…

 

Mức độ nguy hiểm của bệnh giang mai như thế nào?

 

     Theo các bác sĩ Phòng Khám Đa khoa Nguyễn Trải - Thủ Dầu Một, bệnh giang mai có mức độ nguy hại cao, chỉ đứng sau HIV – AIDS. Trong những trường hợp không chữa trị hoặc có chữa trị nhưng không đến nơi đến chốn, giang mai sẽ gây ra một số nguy hiểm sau:

 

Sức tàn phá của bệnh giang mai

 

Gây ra hội chứng nguy hiểm liên quan đến hệ thần kinh như lao, bại liệt, đần độn, suy giảm chức năng thần kinh thị giác,…

 

Hình thành các bệnh liên quan đến hệ thống mạch máu như viêm hoặc tắc nghẽn động mạch chủ, u động mạch chủ,…

 

Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập và phá hoại các cơ quan xương khớp gây ảnh hưởng đến chức năng vận động.

 

Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai sẽ tác động xấu đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi như sinh non, sảy thai, thai chết lưu,…

 

Gây tàn tật hoặc tử vong: Tình trạng này xảy ra khi xoắn khuẩn giang mai không được điều trị và dẫn đến những biến thể độc tính.

 

Cần làm gì khi bị bệnh giang mai?

 

     Từ những tác hại được cảnh báo như trên đã cho thấy giang mai không phải là một bệnh đơn giản. Chính vì vậy mỗi người trong chúng ta cần hết sức cẩn thận để phòng tránh bệnh giang mai và các biến chứng của nó.

 

Điều trị giang mai để sớm lấy lại cuộc sống hạnh phúc 

 

     Người bệnh cần tạo lập cho mình đời sống tình dục an toàn, chung thủy, chú ý chăm sóc sức khỏe, nên tiến hành khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và hỗ trợ điều trị giang mai kịp thời nếu không may mắc phải. Nếu bạn cần được tư vấn và điều trị giang mai, hãy đến Phòng Khám Đa khoa Nguyễn Trải - Thủ Dầu Một để nhận được sự chăm sóc từ các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi.

 

     Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao, cùng trang thiết bị y tế hiện đại, phòng khám đã hỗ trợ điều trị giang mai hiệu quả cho nhiều người bệnh khi tới đây và cũng tự tin sẽ điều trị thành công cho ca bệnh tiếp theo.

 

      Nếu còn điều gì cần thắc mắc, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline: 0274. 368 9588 hoặc nhấp vào bảng >>> tư vấn trực tiếp <<< , các tư vấn của chúng tôi sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích nhất.

Chia sẻ trên:
Phòng khám đa khoa Thủ Dầu Một Bình Dương Phòng khám đa khoa Thủ Dầu Một Bình Dương Phòng khám đa khoa Thủ Dầu Một Bình Dương Phòng khám đa khoa Thủ Dầu Một Bình Dương
+5