Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới đã có hàng triệu người chết vì căn bệnh giang mai, trong đó tỉ lệ trẻ sơ sinh do bà mẹ mắc bệnh lây truyền sang chiếm tỉ lệ cao. Bệnh giang mai cũng chiếm từ 50 – 70% những trục trặc thường gặp trong thai kỳ. Những con số này cho thấy mức độ nguy hiểm và tốc độ lây lan của giang mai nguy hiểm đến mức độ nào.
Thực trạng này cho thấy, đã đến lúc chúng ta cần phải có những biện pháp nâng cao tìm hiểu bệnh giang mai cho mọi người để đối phó kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản kịp lúc.
Giang mai là một dạng bệnh hoa liễu hay còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bệnh xã hội. Bệnh hình thành do xoắn khuẩn Treponema gây ra. Xoắn khuẩn có hình dạng như chiếc lò xo có từ 6-10 vòng xoắn (6-15µ), đường kính của mỗi xoắn không quá 0,5µ .
Tổng quan về bệnh giang mai
Nguyên nhân chính là do quan hệ không an toàn, chiếm đến 90% các trường hợp mắc bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con, qua niêm mạc vết thương hở, qua tiếp xúc với các đồ vật của người bệnh chưa được khử trùng…
Tìm hiểu bệnh giang mai đừng bỏ qua việc nhận biết các biểu hiện của bệnh như sau:
Giang mai giai đoạn 1: Bắt đầu từ những vùng da có tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thời gian có thể từ 7 – 60 ngày sau khi nhiễm bệnh. Biểu hiện chính là các vết loét nông, hình bầu dục, chủ yếu xuất hiện ở vùng kín của nam (quy đầu, thân dương vật, bìu,…) và nữ (âm hộ, âm đạo, môi lớn,…) . Các biểu hiện này thường biến mất sau 3 – 6 tuần để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2.
Các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai
Giang mai giai đoạn 2: xuất hiện đào ban (vết nhỏ màu hồng, tồn tại trong vòng 1-2 tuần sau đó nhạt dần và mất đi), vết lở loét (mảng sẩn, nốt phỏng nước, loét ở da với nhiều kích thước, chảy mủ có chứa xoắn khuẩn) và một số biểu hiện khác như sốt, đau họng, nổi hạch, cảm giác mệt mỏi.
Giang mai giai đoạn tiềm ẩn: Nếu như ở giai đoạn 1 và 2 bệnh rầm rộ thì giai đoạn này thường tiềm ẩn, rất khó nhận biết.
Giang mai giai đoạn 3: Biểu hiện giang mai đã lan đến hầu hết các tạng trong cơ thể, gây ra mai thần kinh, giang mai tim mạch, giang mai củ.
Giang mai là bệnh có sự biến đổi nhanh chóng và sớm hình thành các biến chứng nặng nề. Chính vì vậy cần phát hiện và tiến hành can thiệp chữa trị sớm.
Chẩn đoán: lâm sàng (dựa vào thời kỳ ủ bệnh, các biểu hiện lâm sàng, các đặc tính của hạch), xét nghiệm máu, chẩn đoán phân biệt.
Bệnh giang mai có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh
Điều trị: Sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần được tuân thủ một số nguyên tắc và cần được theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế chuyên khoa mới có tác dụng diệt xoắn khuẩn giang mai.
Trên đây là những thông tin cơ bản hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thể tìm hiểu bệnh giang mai và từ đó nâng cao kiến thức phòng bệnh. Nếu bạn còn có những thắc mắc về bệnh giang mai vui lòng gọi 0274. 368 9588 để được các bác sĩ Phòng Khám Đa khoa Nguyễn Trải - Thủ Dầu Một tư vấn và giải đáp thắc mắc.