Xét nghiệm giúp phát hiện bệnh xã hội nhanh chóng

Ngày đăng : 10-10-2017 - Lượt xem :100

  Bệnh xã hội hay còn gọi là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,… tuy không có biểu hiện rõ ràng và khó phát hiện trong thời gian ủ bệnh, nhưng vẫn có thể được phát hiện và có thể vẫn hỗ trợ điều trị kịp thời nhờ các xét nghiệm bệnh xã hội tiên tiến hiện nay.

Những xét nghiệm bệnh xã hội thường áp dụng

  Bệnh xã hội có thể hoặc không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng, cách duy nhất để bạn biết có bị nhiễm hay không là làm xét nghiệm bệnh xã hội. Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các xét nghiệm cũng được cải tiến nhiều. Sau đây là một số xét nghiệm bệnh xã hội thường được thực hiện tại Đa khoa Nguyễn Trải - Thủ Dầu Một như:

  Xét nghiệm bệnh xã hội sùi mào gà:

  Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra thường ủ bệnh từ 3 tuần đến 8 tháng trung bình là 3 tháng đến 6 tháng có thể đến 1 năm rưỡi, với các dấu hiệu là u nhú xuất hiện trên da đặc biệt vùng kín.

  Xét nghiệm mô bệnh: Bác sĩ sẽ lấy mẫu vật như nốt sùi, các nốt u nhú để thực hiện phản ứng PCA để xem có chứa virus HPV không mới đưa ra kết luận.

 

Xét nghiệm máu để xác định xem có virus HPV không

Xét nghiệm máu để xác định xem có virus HPV không

 

  Xét nghiệm máu: thường sẽ áp dụng khi chưa có thấy biểu hiện của bệnh. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để xem có chứa virus HPV không.

  Xét nghiệm dịch: Bác sĩ sẽ lấy dịch của bệnh nhân (ở nữ giới là dịch âm đạo và nam giới là dịch niệu đạo) để xác định có virus sùi mào gà không.

 

 

  Xét nghiệm bệnh xã hội lậu:

  Xét nghiệm kháng nguyên: bao gồm xét nghiệm kháng nguyên lậu khuẩn và xét nghiệm Fluorescence

  Xét nghiệm trực tiếp: thường áp dụng cho đối tượng mắc bệnh lậu đơn thuần, các bác sĩ sẽ lấy chất bài tiết từ niệu đạo của bệnh nhân, nhuộm bệnh phẩm, soi thấy vi khuẩn bắt màu gram (-) nằm trong và ngoài là bạch cầu đa nhân.

  Xét nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy:

  Phương pháp này khá nhạy cảm với bệnh nhân lậu không có triệu chứng hoặc có triệu chứng ở mức độ nhẹ, không rõ ràng. Lậu cầu khuẩn nuôi cấy là một trong những minh chứng chính xác để chẩn đoán bệnh.

  Xét nghiệm tính nhạy cảm:

  Sau khi nhận được kết quả dương tính từ nuôi cấy, bác sĩ sẽ tiếp tục cho thử nghiệm phản ứng với thuốc. Kiểm tra tính nhạy cảm bằng phương pháp khuếch tán hoặc có thể xác định nồng độ kháng khuẩn rất nhỏ (MIC) bằng phương pháp Agar pha loãng.

 

Xét nghiệm lậu bước quan trọng để phát hiện bệnh

Xét nghiệm lậu bước quan trọng để phát hiện bệnh.

 

  Nhuộm Gram:

  Phương pháp nhuộm Gram được thực hiện trên mẫu dịch lấy từ cổ tử cung hoặc dương vật của bệnh nhân. Khi cho chất lỏng lan truyền trên lam kính và dùng thuốc nhuộm để nhuộm màu sẽ xác định được sự tồn tại của vi khuẩn lậu. Nhuộm Gram thường đưa ra kết quả chính xác khi thực hiện trên mẫu dịch lấy từ cổ tử cung.

  Xét nghiệm khuếch đại acid nucleic:

  Phương pháp xét nghiệm khuếch đại acid nucleic được thực hiện trên mẫu chất lỏng hoặc nước tiểu lấy từ khu vực nhiễm bệnh của bệnh nhân. Phương pháp xét nghiệm này bao gồm sao chép khuếch đại qua trung gian (TMA) và phản ứng dây chuyền polymerase (PCR), giúp phát hiện ra vật di truyền (ADN) của vi khuẩn lậu.

 

 

  Xét nghiệm bệnh xã hội giang mai:

  Phản ứng sàng lọc RPR:

  Ngoài xét nghiệm RPR (Test Rapid Plasma Reagin) để chắc chắn về kết quả, bác sĩ sẽ tiến hành thêm xét nghiệm định phản ứng TPHA (Treponema Pallidum Haemagglutination Asay) để khẳng định chính xác hơn.

  Soi trên kính hiển vi:

  Bác sĩ thường tiến hành lấy mẫu kiểm tra lại các vùng có vết loét hoặc soi vùng kín trên kính hiển vi để phát hiện các xoắn khuẩn.

  Xét nghiệm máu

  Xét nghiệm máu kiểm tra RPR, VDRL. Từ kết quả có được khuẩn giang mai đã xâm nhập vào máu chưa, từ đó mới có những lộ trình hỗ trợ điều trị kịp thời.

 

Lấy máu xét nghiệm để xác định có mắc bệnh giang mai không?

Lấy máu xét nghiệm để xác định có mắc bệnh giang mai không?

 

  Xét nghiệm dịch não tủy:

  Xét nghiệm dịch não tủy được áp dụng cho các trường hợp bệnh đã nặng, xoắn khuẩn đã xâm nhập sâu và bên trong hệ thần kinh trung ương và gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như phá hủy mô xương khớp, gây đau nhức và nhiều tổn thương nghiêm trọng khác.

  Xét nghiệm nước ối:

  Phương pháp này được áp dụng đối với phụ nữ mắc bệnh khi mang thai, kiểm tra này rất sẽ giúp xác định khuẩn giang mai từ mẹ đã truyền sang thai nhi chưa. Từ đó có những phương pháp cụ thể để hỗ trợ, phòng ngừa những tác hại nguy hiểm của bệnh giang mai đối với thai nhi.

  Ngoài việc chẩn đoán bệnh giang mai chính xác thì những xét nghiệm này còn giúp phát hiện các loại bệnh lý khác nếu có.

  Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì Đa khoa Nguyễn Trải - Thủ Dầu Một là một trong những địa chỉ uy tín trong việc thực hiện các xét nghiệm bệnh xã hội nói chung đạt hiệu quả cao và không mất nhiều thời gian.

  Tại phòng khám, mọi xét nghiệm bệnh xã hội đều được thực hiện bằng công nghệ hiện đại, với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội giàu kinh nghiệm, vì vậy chúng tôi luôn đưa ra những kết quả phân tích cụ thể chính xác và nhanh chóng.

 

Đội ngũ y bác sĩ tận tâm luôn cố gắng hết mình vì bệnh nhân.

Đội ngũ y bác sĩ tận tâm luôn cố gắng hết mình vì bệnh nhân.

 

  Khi đến với Đa khoa Nguyễn Trải - Thủ Dầu Một, bệnh nhân không cần chờ đợi, thủ tục được thực hiện rất nhanh gọn và kết quả sẽ được hoàn trả ngay trong ngày. Mọi thông tin bệnh nhân cung cấp luôn được bảo mật kín đáo.

  Về mức chi phí thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội tại đây được thu rất hợp lý, công khai, minh bạch và luôn đặt quyền lợi cũng như sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu.

  Mọi thắc mắc cần giải đáp, bạn có thể liên hệ qua hotline: 0274 368 9588 hoặc Click Trực Tiếp Vào Mục Tư Vấn để gặp trực tiếp nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa

 

xét nghiệm bệnh xã hội, xet nghiem benh xa hoi

Chia sẻ trên:
Phòng khám đa khoa Thủ Dầu Một Bình Dương Phòng khám đa khoa Thủ Dầu Một Bình Dương Phòng khám đa khoa Thủ Dầu Một Bình Dương Phòng khám đa khoa Thủ Dầu Một Bình Dương
+5